CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN VIÊN (TNV) THAM GIA BẢO TỒN RÙA BIỂN TẠI CÔN ĐẢO, BÀ RỊA – VŨNG TÀU, VIỆT NAM NĂM 2014
I. Giới thiệu về VQG Côn Đảo và Chương trình bảo tồn rùa biển
1. Giới thiệu về Vườn quốc gia Côn Đảo
Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập năm 1993, thuộc hệ thống rừng đặc dụng, là 1 trong 30 Vườn quốc gia của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo có diện tích gần 20.000 hecta trong đó 6.000 hecta trên cạn và 14.000 hecta biển.
Vườn quốc gia Côn Đảo có tọa độ địa lý: - Từ 106031’ đến 106045’ kinh độ Đông; Từ 8034’ đến 8049’ vĩ độ Bắc. Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Bà Rịa – Vũng Tàu 97 hải lý về phía Đông Nam.
Thông tin về VQG Côn Đảo có thể tham khảo thêm ở trang web: http://www.condaopark.com.vn/
Vườn quốc gia Côn Đảo được các tổ chức khoa học trong và ngoài nước đánh giá là Vườn có tiềm năng đa dạng sinh học cao, các hệ sinh thái phong phú, có nhiều loại động thực, vật quý hiếm, đặc hữu là nơi có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về sinh vật biển, sinh cảnh trên cạn. Côn Đảo là khu vực ưu tiên mang tầm quốc gia và quốc tế trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học. Côn Đảo là 1 trong 16 khu Bảo tồn biển đã được quy hoạch theo Quyết định 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Côn Đảo đã được xếp là khu vực ưu tiên để phát triển du lịch của Việt Nam. Vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận là khu Ramsar thứ 2203 của thế giới và khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam. Tạp chí New York Times (11/2010) đã nhận xét Côn Đảo là một trong những điểm đến ấn tượng nhất Đông Nam Á, hai năm liền (2011 – 2012), tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet (Anh) đã bầu chọn Côn Đảo là 1 trong 10 hòn đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới để hưởng một kỳ nghỉ lãng mạn.
2. Giới thiệu về chương trình bảo tồn rùa biển
Vùng biển Côn Đảo là sinh cảnh đẻ trứng của Rùa Xanh (Chelonia mydas) và Đồi mồi (Eretmochelys imbricata). Tại Vườn quốc gia Côn Đảo có 14 bãi biển có Rùa lên đẻ trứng với tổng diện tích các bãi đẻ trên hàng chục ngàn m2. Một số bãi đẻ của rùa có diện tích lớn như bãi cát lớn đảo Bảy Cạnh, bãi cát lớn hòn Cau, bãi cát lớn hòn Tre Lớn, bãi cát hòn Tài, bãi Dương hòn Bảy Cạnh, 5 bãi này được bố trí 5 Trạm kiểm lâm để làm nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn rùa biển. Mỗi Trạm kiểm lâm có từ 5 – 8 kiểm lâm viên.
Hàng năm từ tháng 5 đến tháng 10 có trên 400 rùa mẹ lên các bãi cát thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo để làm tổ, đẻ trứng, có trên 120.000 rùa con được cứu hộ và thả về biển, tỷ lệ trứng nở thành công đạt đến 87%. Vào mùa cao điểm, một số bãi biển ở hòn Bảy Cạnh, hòn Tre lớn, mỗi đêm có 10 – 20 rùa mẹ lên làm tổ.
Bắt đầu từ năm 1994, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đã tiến hành chương trình bảo tồn Rùa biển với nội dung: (1) Nghiên cứu đặc tính sinh thái học của rùa biển thông qua hoạt động đeo thẻ, đeo máy định vị vệ tinh, đo đạc kích thước….vv (2) Bảo vệ sinh cảnh làm tổ và các tổ trứng thông qua các hoạt động tuần tra, kiểm soát; san lấp, vệ sinh bãi đẻ; di dời các tổ trứng đến nơi an toàn…vv (3) Xây dựng trại giống thông qua các hoạt động tạo trạm ấp trứng an toàn; kiểm tra và thả rùa con về biển.
Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên của Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển. Số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng ở Côn Đảo chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển Việt Nam. Quần thể rùa xanh về đẻ trứng tại Côn Đảo là một trong những quần thể rùa xanh lớn của khu vực Đông Nam Á. Vườn quốc gia Côn Đảo được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là nơi thả rùa con về biển nhiều nhất.
Vào tháng 7 và tháng 8 là mùa cao điểm của rùa biển đẻ trứng, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đang thiếu nguồn lực để thực hiện công tác bảo tồn rùa biển. Chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ từ cộng đồng cho công tác bảo tồn rùa biển tại Côn Đảo
II. Mục tiêu của Chương trình TNV
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị và tầm quan trọng của rùa biển thông qua việc tạo cơ hội cho họ tham gia vào công tác nghiên cứu và bảo vệ rùa biển tại các bãi đẻ tiêu biểu;
Đào tạo đội ngũ tình nguyện viên có hiểu biết và kỹ năng, có thể giúp đỡ cán bộ chuyên môn tại các khu bảo tồn rùa biển trong công tác bảo tồn rùa biển;
Tăng cường năng lực cho các khu bảo tồn rùa biển;
III. Thời gian thực hiện năm 2014
Mùa sinh sản của rùa biển tại Việt Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, trong đó thời điểm có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất từ tháng 7 đến 9. Do đó, chương trình TNV sẽ được thực hiện trong hai tháng: từ đầu tháng 7 đến hết tháng 8.
Tình nguyện viên có thể đăng ký chương trình 5 ngày hoặc/và 10 ngày và tùy thuộc vào thời gian, địa điểm đăng ký và số lượng các ứng cử viên và đảm bảo số lượng đăng ký tham gia thực phù hợp với thời gian tại từng đảo, sẽ ưu tiên lập danh sách cho những TNV đăng ký sớm và mỗi TNV đưa ra 2 lựa chọn ưu tiên:
Năm 2014 là năm thí điểm nên chúng tôi có hai chương trình thử nghiệm:
Chương trình 5 ngày Chương trình 10 ngày
£ 8/7 - 12/7 £ 8/7 – 17/7
£ 21/7 – 26/7 £ 21/7 - 30/7
£ 26/8 – 30/8 £ 26/8 - 4/9
Điều kiện cơ bản để tham gia chương trình của TNV:
- Là người quan tâm đến môi trường, động vật hoang dã và rùa biển nói riêng, có điều kiện tham gia đầy đủ các công việc bảo vệ rùa biển theo yêu cầu của Ban tổ chức.
- Có khả năng tự túc kinh phí đi lại đến các khu bảo tồn rùa biển ở Côn Đảo;
- Có sức khỏe và thể lực tốt;
- Có bảo hiểm y tế và tai nạn (có bản photopcopy về bảo hiểm y tế và tai nạn kèm theo);
IV. Chương trình: 5 ngày
Ngày 1:
Sáng: Đến Côn Đảo, đón sân bay và nhận phòng khách sạn;
Chiều: Tham quan VQG Côn Đảo và nếu có thời gian thì sẽ tham gia một số điểm du lịch ở Côn Đảo
Ngày 2:
Sáng: Tham gia lớp tập huấn 1 ngày tại VQG Côn Đảo;
Chiều: Khoảng 4pm sẽ rời đảo lớn đến các đảo có rùa biển lên đẻ;
Đêm: Tham gia tuần tra rùa biển lên đẻ tại các bãi đẻ, giúp cán bộ chuyên môn thực hiện đo đạc kích thước, gắn thẻ đánh dấu rùa mẹ, di dời ổ trứng lên khu vực ấp trứng, giúp thả rùa con và hướng dẫn khách du lịch thăm quan rùa biển lên đẻ.
Ngày 3 - 4:
Sáng: Vệ sinh khu vực xung quanh bãi đẻ của rùa biển;
Chiều: Dạy tiếng Anh cơ bản cho công chức kiểm lâm ở tại các Trạm Kiểm lâm mà TNV tham gia
Đêm: Tham gia tuần tra rùa biển lên đẻ tại các bãi đẻ, giúp cán bộ chuyên môn thực hiện đo đạc kích thước, gắn thẻ đánh dấu rùa mẹ, di dời ổ trứng lên khu vực ấp trứng, giúp thả rùa con và hướng dẫn khách du lịch thăm quan rùa biển lên đẻ.
Ngày 5:
Sáng: Di chuyển vào đảo lớn và đi sân bay
V. Chương trình nâng cao: 10 ngày
Ngày 1:
Sáng: Đến Côn Đảo, đón sân bay và nhận phòng khách sạn;
Chiều: Tham quan VQG Côn Đảo và nếu có thời gian thì sẽ tham gia một số điểm du lịch ở Côn Đảo
Ngày 2:
Sáng: Tham gia lớp tập huấn 1 ngày tại VQG Côn Đảo;
Chiều: Khoảng 4pm sẽ rời đảo lớn đến các đảo có rùa biển lên đẻ;
Đêm: Tham gia tuần tra rùa biển lên đẻ tại các bãi đẻ, giúp cán bộ chuyên môn thực hiện đo đạc kích thước, gắn thẻ đánh dấu rùa mẹ, di dời ổ trứng lên khu vực ấp trứng, giúp thả rùa con và hướng dẫn khách du lịch thăm quan rùa biển lên đẻ.
Ngày 3- 9:
Sáng: Vệ sinh khu vực xung quanh bãi đẻ của rùa biển;
Chiều: Dạy tiếng Anh cơ bản cho công chức kiểm lâm ở tại các Trạm Kiểm lâm mà TNV tham gia
Đêm : Tham gia tuần tra rùa biển lên đẻ tại các bãi đẻ, giúp cán bộ chuyên môn thực hiện đo đạc kích thước, gắn thẻ đánh dấu rùa mẹ, di dời ổ trứng lên khu vực ấp trứng, giúp thả rùa con và hướng dẫn khách du lịch thăm quan rùa biển lên đẻ.
Ngày 10:
Sáng: Di chuyển vào đảo lớn và đi sân bay
VI. Trách nhiệm và chi phí đóng góp của các bên liên quan:
1. Tình nguyện viên tham gia
- Vé máy bay đến và rời Côn Đảo
- Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn
- Khách sạn đêm thứ nhất tại đảo lớn (*)
- Chi phí tiền ăn 100,000 VND/ngày/người (*)
- Chi phí tham quan di tích lịch sử: 30,000 VND/người
- Vé xe đi tham quan: 100,000 VND/người (đi từ nhóm 4 người trở lên);
- Xe đón và tiễn sân bay: 140,000 VND/người (*)
- Các chi phí cá nhân khác (visa, ăn uống ….)
2. VQG Côn Đảo hỗ trợ:
- Cơ sở vật chất phục vụ Tình nguyện viên: phòng hội thảo, nơi ngủ tại các đảo nhỏ
- Phương tiện và xăng dầu đi lại từ đảo lớn đến các đảo nhỏ (Hòn Cau, Hòn Bảy cạnh và Hòn Tre lớn) (*);
- Cùng IUCN tổ chức tập huấn cho cán bộ VQG , các TNV và hướng dẫn thực địa (*)
- Chứng nhận cho TNV tham gia Chương trình (*)
- Các thiết bị phục vụ tập huấn trên thực địa như máy chiếu, máy tính, dụng cụ đánh dấu rùa biển;
3. IUCN – Chương trình biển và vùng bờ hỗ trợ:
- Năm đầu tiên thử nghiệm Chương trình, IUCN cùng US FWS sẽ hỗ trợ các mục (*)
- Tài liệu tâp huấn
- Áo T-shirt để đi tuần tra rùa biển hàng đêm
- Cùng VQG Côn Đảo tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn và TNV;
- Chứng nhận cho TNV tham gia Chương trình (cùng VQG Côn Đảo)
- Sau khi thực hiện chương trình, TNV sẽ được cấp giấy chứng nhận và có thể được ưu tiên tham gia chương trình trong những năm tiếp theo.
VII. Các câu hỏi thường gặp (FAQ)
Đối tượng có thể tham gia chương trình này? Những người tham gia chương trình này đến từ rất nhiều lĩnh vực, họ có thể là bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân, nhân viên văn phòng, bộ đội, sinh viên, khách du lịch trong nước và ngoài nước, người dân địa phương …vv nhưng họ cùng chia sẻ một sự quan tâm chung đến bảo vệ môi trường và đặc biệt động vật hoang giã, những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như rùa biển. Công việc này làm chủ yếu về đêm và khá vất vả, do vậy đòi hỏi người tình nguyện tham gia phải thực sự yêu thích, có thể lực và sức khỏe tốt. Đối với những TNV dưới 18 tuổi, cần có thư cam kết của gia đinh/người bảo trợ.
Đến đảo nhỏ thực hiện nhiệm vụ bảo tồn rùa biển tôi ăn, ở như thế nào ? Bạn sẽ ăn, ở cùng lực lượng kiểm lâm. Tại đảo nhỏ điều kiện cơ sở vật chất, ăn, ở không được tiện nghi và đầy đủ vì vậy bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn. Ở các đảo nhỏ không có nước ngầm, nước mưa được dự trữ để dùng hằng ngày vì vậy bạn phải sử dụng tiết kiệm. Hằng ngày bạn sẽ được Trạm trưởng kiểm lâm phân công nhiệm vụ bảo tồn rùa biển cụ thể.
Tôi có thời gian tự do không? Mỗi ngày bạn sẽ có rất nhiều thời gian để ngủ, đi thăm quan khu vực xung quanh hoặc bơi, lội xem sinh vật biển.
Tôi phải mang theo gì khi ra Côn Đảo? Quần áo tiện dụng, dễ giặt và nhanh khô; giày dép tiện dụng để có thể đi trên cát; mũ, kem chống nắng và thuốc chống côn trùng cũng rất cần thiết.
Làm thế nào để tham gia Chương trình này? Để đăng ký Bạn sẽ điền một phiếu thông tin (phụ lục 1) và gửi đến 2 địa chỉ email dưới đây trước ngày 20 tháng 6 năm 2014
Bạn có thể tải PHIẾU ĐĂNG KÝ TÌNH NGUYỆN VIÊN tại đây
VQG Côn Đảo – Chương trình Tình nguyện viên – Bảo tồn rùa biển;
Email: thang@condaopark.com.vn;
Mob: +840918850332;
Tel +84643630080;
Fax: +84643830493
Chương trình Biển và vùng bờ của IUCN:
Email: thuy.lethithanh@iucn.org;
Tel: +844 37261575;
Mob: +84-976937972
(Nguồn: condaopark.com.vn)
Khuyến mãi vé máy bay đi du lịch Côn Đảo tại http://www.canhchimviet.com.vn với giá bay rất rẻ. Các bạn tham khảo và lựa chọn cho mình những chuyến đi phù hợp nhất nhé.
Trả lờiXóa